Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Thác Bản Giốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thác Bản Giốc vào mùa mưa nhìn từ Việt Nam, bên trái ảnh là thác phụ, bên phải ảnh là thác chính.
Thác Bản Giốc nhìn từ Trung Quốc vào mùa khô, bên trái ảnh là thác phụ, bên phải ảnh là thác chính
Sông Quây Sơn
Ảnh thác Bản Giốc thời Pháp thuộc với nhóm lính tập và viên chỉ huy người Pháp chụp bên dòng thác
Thác Bản GiốcTrung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước (tiếng Trung德天-板約;bính âmDétiān - Bǎnyuē), là một hoặc hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủyhuyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.
Tổng quan[sửa]
Theo quan điểm của Trung Quốc thì thác chính và thác phụ là hai thác riêng biệt, thác chính (Đức Thiên) có chiều rộng 100 m, độ sâu 60 m và độ cao là 70 m. Theo quan điểm của phía Việt Nam, thác Bản Giốc bao gồm cả thác chính và phụ với tổng chiều rộng là 208 m.[1] Thác Bản Giốc được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác Thấp là thác chính nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt Trung.
Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brasil - Argentinathác Victoria nằm giữaZambia - Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa Kỳ).[2] Tuy nhiên, theo Tân Hoa xãthì thác Bản Giốc là thác xuyên quốc gia lớn thứ hai trên thế giới.[1] Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á.[1][2]
Du lịch[sửa]
Thác Bản Giốc là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng, từng được Tạp chí Địa lý Quốc gia Trung Quốc bình chọn là một trong sáu thác nước đẹp nhất Trung Quốc vào năm 2005.[3][4] Ngoài ra, Nhân dân Nhật báo và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng đã đánh giá thác Bản Giốc là một trong mười thác nước đẹp nhất Trung Quốc.[2][5] Thác Bản Giốc cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh đặc sắc. Ngoài giá trị du lịch và nghệ thuật, thác cũng có tiềm năng thủy điện. Ngoài ra, tại Việt Nam, cũng có nhận định cho rằng thác Bản Giốc là thác nước đẹp nhất của quốc gia. Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch của tỉnh Cao Bằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 người đến thăm Bản Giốc, còn phía Trung Quốc đón gần 1 triệu lượt người.[6] Ngày 8 tháng 12 năm 2012, Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đã làm lễ động thổ xây dựng khu nghỉ dưỡng Sài Gòn - Bản Giốc tại xã Đàm Thủy. Dự kiến, khu nghỉ dưỡng Sài Gòn-Bản Giốc có tổng kinh phí đầu tư khoảng 170 tỉ đồng, đạt tiêu chuẩn 4 sao và đưa vào khai thác cuối năm 2013.[7]
Thủy lưu[sửa]
Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn (歸春河, âm Hán Việt là "Quy Xuân hà"). Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khêhuyện Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình PhongChí Viễn, khi đến xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chânnúi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh. Lòng sông ở đó đột ngột trụt xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc. Sau khi đổ xuống chân thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc.
Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây, xẻ dòng sông thành ba luồng nước. Vào những ngày nắng, làn hơi nước bắn ra từ thác tạo thành cầu vồng. Dưới chân thác là mặt sông rộng với hai bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng. Cách thác khoảng hơn 5 km cóđộng Ngườm Ngao, dài 3 km.
Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung. Cột mốc này được xác định qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53 do Pháp - Thanh xây dựng. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi.[8][9]
Vấn đề chủ quyền[sửa]
Có dư luận cho rằng toàn bộ hai phần thác Bản Giốc vốn thuộc về Việt Nam và đã bị mất cho Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng khẳng định rằng thông tin đó hoàn toàn không có cơ sở, rằng Công ước Pháp-Thanh 1887 và Hiệp định 1999 đều quy định đường biên giới khu vực này chạy theo trung tuyến dòng chảy sông Quế Sơn (Quây Sơn), lên thác và tới mốc 53 phía trên. Nghĩa là, phần thác phụ hoàn toàn nằm bên phía Việt Nam, phần thác chính có một phần thuộc Trung Quốc.[10]
Hình ảnh[sửa]
Thác phụ nhìn từ Trung Quốc vào mùa khô



Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Địa chỉ tìm kiếm Thư viện tỉnh thu hút đông đảo thiếu nhi trong dịp hè - Truyền hình ... ►► caobangtv.gov.vn/?language=vi...‎ 07-09-2013 Thư viện tỉnh thu hút đông đảo thiếu nhi trong dịp hè - Detail - Truyền hình ... Thành phố Cao Bằng với chiến dịch Biên giới năm 1950 · 'Nở rộ' tình trạng lừa

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Một số hình ảnh tại "Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách các tỉnh miền núi phía Bắc" năm 23/9/2013 tại thành phố Cao Bằng
Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền sách tại Cao Bằng
Thứ tư 25/09/2013 11:00
Cao Bằng đạt giải đặc biệt Liên hoan Cán bộ thư viện tuyên truyền sách
Thứ năm 26/09/2013 08:00
Ngày 25/9, Liên hoan Cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách lần thứ IV năm 2013 với chủ đề “Âm vang Điện Biên” do Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức đã kết thúc và chọn ra các đội tham gia chung kết Liên hoan Tuyên truyền giới thiệu sách toàn quốc năm 2014.
    Các đội tham gia phần thi giới thiệu sách.
    12 đội thi đến từ thư viện của 12 tỉnh miền núi phía Bắc đã trải qua 4 phần thi, gồm: Thi chào hỏi, thi giới thiệu sách, thi kiến thức và thi năng khiếu. Ở phần thi thuyết trình sách, các đội đã giới thiệu cho khán giả những cuốn sách hay về Điện Biên. Qua tài năng diễn thuyết cùng với những minh hoạ sân khấu hoá sinh động, cán bộ thư viện các đội đã tái hiện lại Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ hào hùng của dân tộc. Phần thi năng khiếu với các tiết mục ca, múa, nhạc, đã làm cho khán giả hiểu thêm về những hy sinh, gian khổ đầy tự hào của quân và dân ta để làm nên một Chiến thắng Điện Biên "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
    Kết thúc Liên hoan, Ban tổ chức đã chọn 5 đội tham gia chung kết Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách toàn quốc năm 2014, gồm đội thi của thư viện các tỉnh: Điện Biên, Tuyên Quang, Lai Châu, Thái Nguyên, Cao Bằng. Ban Tổ chức Liên hoan trao giải đặc biệt và giải giới thiệu sách hay nhất cho đội Thư viện tỉnh Cao Bằng.
    Vĩnh Thuận - Kim Anh

    Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách lần thứ IV năm 2013

    E-mailPrint
    Ngày 24-25/9/2013, tại tỉnh Cao Bằng, Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc đã tổ chức Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách lần thứ IV năm 2013 với chủ đề “Âm vang Điện Biên”.
    9-24-lh-cb-02
    Ông Đàm Quang Gióng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, Trưởng ban tổ chức “Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách lần thứ IV năm 2013” phát biểu khai mạc
    Tham dự Liên hoan có sự tham gia của hơn 140 cán bộ thư viện đến từ 12 thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm: Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Yên Bái.
    Các đội tham dự tranh tài ở 4 phần thi: Chào hỏi, tuyên truyền giới thiệu sách, trả lời câu hỏi và năng khiếu. Nhiều thư viện đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, giới thiệu được nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc. Phần thi tuyên truyền giới thiệu sách được các đội dàn dựng công phu, mang tính nghệ thuật cao. Các cán bộ thư viện đã nỗ lực tìm tòi, sáng tạo trong cách thể hiện hình thức và diễn đạt nội dung của cuốn sách về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ca ngợi mảnh đất Điện Biên anh hùng và những tấm gương chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của đất nước.
    Kết quả của cuộc thi, Ban Giám khảo đã trao 1 giải Đặc biệt cho Thư viện tỉnh Cao Bằng; 5 giải Nhất cho các Thư viện Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên; giải Nhì được trao cho 6 đơn vị còn lại.
    Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách lần này của Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc đã giúp các cán bộ thư viện được giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giữa các thư viện thành viên. Qua đó, tôn vinh nghề thư viện, cổ vũ động viên và xây dựng ý thức trách nhiệm, không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cho cán bộ ngành thư viện, góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trong khu vực, cùng hội nhập và phát triển với hệ thống thư viện toàn quốc.
    Hình ảnh cùng sự kiện
    9-24-lh-cb-03
    Phần thi của Thư viện tỉnh Bắc Kạn
    9-24-lh-cb-04
    Thư viện tỉnh Yên Bái
    9-24-lh-cb-05
    Thư viện tỉnh Thái Nguyên
    9-24-lh-cb-06
    Thư viện tỉnh Hà Giang
    9-24-lh-cb-07
    Thư viện tỉnh Lai Châu
    9-24-lh-cb-09
    Ông Phạm Thế Khang - Chủ tịch Hội Thư viện và ông Đàm Quang Gióng – Phó Giám đốc Sở VHTTDL Cao Bằng trao giải Nhất cho 5 đơn vị Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên
    9-24-lh-cb-08
    Bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Vụ trưởng Vụ Thư viện trao giải Đặc biệt cho Thư viện tỉnh Cao Bằng
    Từ 24 - 25/9, tại thành phố Cao Bằng, Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách lần thứ IV năm 2013 với chủ đề “Âm vang Điện Biên”.
      Các đội tham gia phần thi chào hỏi.
      Liên hoan  có sự tham gia của hơn 140 cán bộ thư viện thuộc 12 đội đến từ thư viện của 12 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, gồm: Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Yên Bái. Các đội tham dự liên hoan tranh tài ở 4 phần thi, gồm: Thi chào hỏi, thi giới thiệu sách, thi kiến thức và thi năng khiếu.
      Liên hoan  là dịp để các cán bộ thư viện được giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ giữa các thư viện thành viên. Đồng thời sẽ lựa chọn một đại diện tiêu biểu nhất tham gia chung kết “Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách toàn quốc năm 2014”, dự kiến tổ chức tại thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014).

      Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

      vị trí đại lý của xã Đức Long huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng


      Đức Long, Hòa An

      Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
      Đức Long
      Địa lý
      Tọa độ22°46′03″B 106°06′49″Đ
      Diện tích 29,62 km²[1]
      Dân số 1999
       Tổng cộng5.860 người[2]
       Mật độ 197,8 người/km²
      Hành chính
      Quốc gia Việt Nam
      Vùng Đông Bắc Bộ
      Tỉnh Cao Bằng
      Huyện Hòa An
      Mã hành chính 01669[3]
      Đức Long là một  của huyện Hòa An, tỉnh Cao BằngViệt Nam. Xã có vị trí:
      • Bắc giáp xã Dân Chủ, xã Nam Tuấn.
      • Đông giáp xã Nam Tuấn,.
      • Nam giáp xã Bế Triều, thị trấn Nước Hai, xã Bình Long, xã Trương Lương.
      • Tây giáp xã Trương Lương, xã Dân Chủ.
      Xã Đức Long có diện tích 29,62 km², dân số năm 1999 là 5.860 người.[1], mật độ dân cư đạt 197,8 người/km².
      Xã Đức Long được chia thành các xóm: Bằng Hà 1, Bằng Hà 2, Cốc Lùng, Cốc Phát, Khuổi Ghẹn, Khau Khang, Khau Huổng, Nà Coóc, Nà Đuốc, Nà Đông, Nà Khau, Pác Nà-Nà Loòng, Nà Mỏ, Nà Niền, Nà Pẳng.
      Trên địa bàn xã Đức Long có núi Khuổi Lóa. Sông Bằng chảy qua phần giữa của xã. Trên địa bàn Đức Long có hồ Phia Gào. Tỉnh lộ 203 và tỉnh lộ 204 giao với nhau trên địa phận xã Đức Longg huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng là một xã có vị trí thuộc phía Tây Bắc của huyện Hòa An,